Kỉ Niệm 12Tn1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kỉ Niệm 12Tn1

Kỉ Niệm Thân Thương Bên Mái Trường Thân Yêu, Và Đặc Biệt Hơn Hết Là Bên Ngôi Nhà 12Tn1 Năng Động Trẻ Trung Sáng Tạo
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Họ đã sống như thế[sưu tầm]

Go down 
Tác giảThông điệp
Mr.ChongChóng
Admin
Admin
Mr.ChongChóng


Tổng số bài gửi : 329
Join date : 04/05/2010
Age : 32
Đến từ Đến từ : Con đường hạnh phúc

Họ đã sống như thế[sưu tầm] Empty
Bài gửiTiêu đề: Họ đã sống như thế[sưu tầm]   Họ đã sống như thế[sưu tầm] EmptyMon May 24, 2010 11:46 pm

Một buổi sáng nhiều giọt nước mắt, những bộ ảnh trung thực kể về những
con người kiên cường vượt lên số phận níu giữ thật lâu những ánh mắt,
những nét mặt suy tư của người xem...

Và tác giả của những bộ
ảnh ấy thường lặng lẽ đứng sau người thưởng lãm - lặng lẽ lắng nghe -
lặng lẽ quan sát - lặng lẽ hạnh phúc khi biết những tâm tình trong mỗi
bộ ảnh được đồng vọng.

Đó chính là triển lãm ảnh “Họ đã sống như
thế” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á, khai mạc sáng 12-11 tại Nhà văn
hóa Thanh niên TP.HCM.

Gần hai năm vác máy ảnh rong ruổi từ Nam
ra Bắc, thực hiện 90 bộ ảnh về 90 số phận. Nhưng số con người hiện diện
trong tác phẩm của Nguyễn Á không chỉ chừng ấy, bởi quanh 90 số phận ấy
còn có bao người thân đang đồng hành cùng họ. Cùng với những số phận ấy
chúng ta cũng thấy hiện lên những nét sinh hoạt đời thường, những mảng
thiên nhiên ở khắp nơi trên đất nước.

Xem ảnh của Nguyễn Á, chị
Hoài Phương (CLB Hướng nghiệp khuyết tật trẻ TP.HCM) bộc bạch: “Đây là
những bộ ảnh tuyệt vời, còn nhân vật trong ảnh thật phi thường”. Ông
Nguyễn Chỉnh Huấn (TP.HCM) - một cộng tác viên báo chí mảng dịch thuật,
người bị bệnh cứng khớp xương, cũng là nhân vật trong ảnh của Nguyễn Á -
tâm sự: “Nếu gọi những người lành lặn bình thường thuộc thế giới thứ
nhất thì những người khuyết tật là thế giới thứ hai. Theo tôi, ảnh của
Nguyễn Á là một cống hiến lớn về mặt nhân văn cho con người của cả hai
thế giới. Đó cũng là những phút chúng ta nhìn lại mình”.

CLB mời
bạn xem những bức ảnh trong triển lãm này:



Họ đã sống như thế[sưu tầm] 16138_179300088666_130307043666_3036539_7918943_n


Anh thợ điện Phạm Tuấn Sơn (29 tuổi, Long An)
bị tai nạn lao động phải cưa bỏ cả hai tay và ba ngón chân phải. Giờ
đây, anh được mọi người gọi là “tỉ phú cá dĩa”. Anh tâm sự: “Tật nguyền
không quan trọng. Vấn đề là ý chí. Ta vững vàng bước đi trong một ý chí
không lung lạc thì sẽ thành công”


Họ đã sống như thế[sưu tầm] 16138_179300643666_130307043666_3036540_7109315_n
Học cho mọi người
Căn bệnh sốt phát ban đã lấy đi ánh
sáng đôi mắt của Nguyễn Văn Long (Quảng Bình) từ năm 3 tuổi. Nhưng,
bóng đêm không lấy được khát khao học hỏi của anh. Sau khi tốt nghiệp
phổ thông, anh tiếp tục dùi mài thêm gần 10 năm nữa để lấy bằng thạc sĩ
văn hóa. Tất cả vốn kiến thức ấy, Nguyễn Văn Long đang từng ngày truyền
lại cho các em học sinh Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.
Long không thể nào biết ảnh mình được Nguyễn Á thể hiện như thế nào. Anh
chỉ cười bảo: ”Đại ca Á vui lắm”.


Họ đã sống như thế[sưu tầm] 16138_179301123666_130307043666_3036544_1800568_n
Họ đã sống như thế[sưu tầm] 16138_179301503666_130307043666_3036545_8305652_n
Hai ngón tay bay
Anh Phan Thành Thương (Tây Ninh) là
nạn nhân của chất độc da cam, khi sinh ra với mỗi bàn tay chỉ có một
ngón. Bi kịch hơn, cậu con trai của anh năm nay 4 tuổi cũng bị như cha.
Anh đã trở thành thầy giáo dạy vi tính có tiếng ở Tây Ninh, và ngoài giờ
vẫn chơi bóng chuyền như mọi người bình thường khác. Anh Thương lạc
quan khi nói về con: ”Thằng bé sẽ làm được nhiều việc hơn cả tôi vì nó
đã có cha đi trước với bao nhiêu là kinh nghiệm”.


Họ đã sống như thế[sưu tầm] 16138_179301663666_130307043666_3036546_1609274_n


Ngọn nến dẫn
đường

Bị liệt một tay và một chân do sốt bại liệt, nhưng điều
đó vẫn không cản được Trần Ngọc Điệp (Củ Chi, TP.HCM) thực hiện ước mơ
trở thành cô giáo. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, cô Điệp về đầu
quân Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Không màng đến chuyện
mình, cô luôn rớt nước mắt trước những cô cậu học trò nhỏ khiếm thị của
mình, vì cho rằng “tôi còn hạnh phúc hơn các em. Tôi mãi mãi xin làm
ngọn nến dẫn đường cho các em”. Một điều thú vị hơn nữa: cô Điệp còn là
thành viên đội tuyển cờ vua TP.HCM.
Về Đầu Trang Go down
 
Họ đã sống như thế[sưu tầm]
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» .......song^' them^ 1 ngay`......
» Nghịch lí cuộc sống
» 10 nghịch lí cuộc sống!
» Hãy quyết định cuộc sống của bạn
» Vì sao tình yêu lai song hành cùng lý trí??

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kỉ Niệm 12Tn1 :: Khu Vườn Kỉ Niệm :: Nhỏ To Tâm Sự-
Chuyển đến